NHẬT NGỮ TAIYOU

NHẬT NGỮ TAIYOU

1. Văn hóa cúi chào của người Nhật

Đây chính là một nét đẹp trong văn hóa Nhật Bản. Với họ sự cúi chào chính là sự khiêm nhường, lịch sự, sự kính trọng với người trên mình. Nghi thức cúi chào người Nhật gồm có 3 kiểu:

  • Kiểu Eshaku: Dùng trong xã giao hàng ngày với người ngang hàng mình, kiểu này cúi 15 độ. 
  • Kiểu Keirei: Dùng khi lần đầu gặp mặt, trang trọng hơn kiểu Eshaku, cúi 30 độ.
  • Kiểu Saikeirei: Đây là kiểu thể hiện sự biết ơn sâu sắc, thể hiện thái độ vô cùng kính trọng, kiểu này cúi 45 độ.

2. Văn hóa xin lỗi

Ở Nhật, có rất nhiều cụm từ mang ý nghĩa xin lỗi. Họ thường xin lỗi vì vấn đề nghiêm trọng, xin lỗi khi thất lễ, xin lỗi khi muốn khiêm nhường,…

3. Sự im lặng

Người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tâm nhiều đến hành động, họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều. Trong buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta nói ra là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người khác.

4. Văn hóa tặng quà

Ở Nhật Bản, tặng quà là thể hiện sự kính trọng, tình bạn và sự ngưỡng mộ đối với người được nhận. Người Nhật rất cẩn thận và tỉ mỉ trong cách trang trí, món quà và cách tặng quà cho nhau.

5. Văn hóa thể hiện qua trang phục

Người Nhật rất chú ý trong cách lựa chọn trang phục bởi nó thể hiện văn hóa cũng như sự kính trọng đối với người khác. Yêu cầu trang phục của họ phải phù hợp với công việc và không lòa loẹt. Khi mặc một bộ trang phục phù hợp sẽ gây ấn tượng tốt, tạo thiện cảm cho mọi người và làm công việc thuận lợi hơn.

6. Văn hóa giao tiếp bằng mắt

Khi nói chuyện với người khác, người Nhật sẽ tránh nhìn thẳng vào đối phương bởi vì với họ đây là một hành động khiếm nhã và bất lịch sự. Họ sẽ nhìn vào các vật khác như caravat, đồ nữ trang, hay nhìn sang một bên hoặc cúi đầu.

7. Văn hóa gọi người khác

Khi muốn gọi ai đó, người Nhật thường đưa tay về phía trước úp lòng bàn tay xuống và vẫy. Khi muốn chỉ vào ai đó, họ sẽ đưa ngửa lòng bàn tay lên và chỉ về phía đối phương. Không được lấy ngón tay chỉ vào người khác vì đây là hành động bất lịch sự.

Nguyên tắc khi giao tiếp của người Nhật:

  • Đến sớm hơn vài phút trước giờ hẹn, người có cấp bậc cao nhất sẽ là người tiến vào phòng đầu tiên, chủ nhà là người giới thiệu những thành viên tham dự và theo cấp bậc từ cao đến thấp.
  • “Họ” được dùng để giới thiệu cùng với cấp bậc thay vì dùng tên.
  • Phải có khoảng cách khi đứng giao tiếp, khi giới thiệu họ thường cúi đầu chào nhau, cúi cao hay thấp thì tùy vào cấp bậc, cấp bậc càng cao thì cúi đầu càng thấp.
  • Khi bắt tay với họ thì không nên giao tiếp mắt và siết mạnh, thường thì các vị cao cấp bắt tay trước khi ra về và hãy để cho người khách quan trọng nhất bước ra khỏi phòng trước.

Bài viết “Văn hóa giao tiếp của người Nhật Bản” của Nhật Ngữ Taiyou  hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về văn hóa con người Nhật Bản. Chắc chắn rằng khi đặt chân đến đất nước này và tuân theo những quy tắc, lễ nghi ở nơi đây, bạn sẽ chiếm được cảm tình của người dân Nhật Bản. 

Tin đọc nhiều nhất

Danh sách các trường

Chat Live Facebook