NHẬT NGỮ TAIYOU

NHẬT NGỮ TAIYOU

 

          Trong văn hoá Trung Quốc, tháng thứ 5 của Trung Quốc được coi là tháng để thanh tẩy và có rất nhiều nghi lễ được thực hiện trong tháng nhằm xua đuổi những linh hồn ma quỷ. Và cũng theo âm lịch đây là ngày bắt đầu cho mùa hè. Để chuẩn bị cho việc chống lại nhiều bệnh tật thường xuất hiện trong mùa nầy, cha mẹ có con bé thường làm lễ cầu trời Phật đễ được tráng kiện an lành.

 

         Ngày lễ dành cho bé trai có gì đặc biệt? 

        Đây là dịp lễ đặc biệt, người Nhật thường treo cờ cá chép (Koinobori) tượng trưng cho những bé trai khoẻ mạnh thông minh với ý nghĩa “cá vượt vũ môn” và còn trang trí các bộ áo giáp Kabuto mang theo ước nguyện của những bậc cha mẹ mong muốn cho con mình sẽ thành đạt trong cuộc sống. Cứ đến đầu tháng 5 là ở Nhật rợp trời cờ cá chép tung bay trong gió, mỗi nhà treo 3 hoặc 5 cờ, với 5 màu chủ đạo là: xanh lam, đỏ, đen, xanh lá, xanh tím.Những lá cờ Koi (cá chép) vải đầy màu sắc được treo trên mái nhà hoặc hành lang chung cư của các gia đình có con trai. 

  

          Bên trong nhà, họ cho chưng bày cái tượng chú bé "Kintarô" (金太郎) cưỡi cá "koi" và cái áo giáp hay nón giáp samurai gọi là “yoroi kabuto” (鎧兜) hay "kabuto" (兜, 冑). Ngày xưa bên Trung Quốc người ta có truyền thuyết là cá chép leo thác nước để được thành rồng. Câu chuyện nầy được truyền sang những nước chịu ảnh hưởng của Hán Học như Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản.  

  

          Vào ngày tết Tango, người Nhật làm bánh "mochi" (gạo nếp) gói trong lá "kashiwa" (lá sồi) và lá "ayame" (xương bồ" hay tre như bánh chưng bánh tét của Việt Nam ta, gọi là "kashiwa-mochi" và "chimaki" để cúng và ăn lễ Tết này.

  

        Trong lễ hội này người ta hay làm Obento hay bữa cơm có hình cá chép,làm Chimaki,Kashiwa mochi,… cho con để cầu chúc & mong muốn cho con mình được mạnh khỏe và phát triển tốt. 

  

          

           Tại sao Koi (cá chép) lại được dùng làm biểu tượng cho ngày của các bé trai ? 

          Người ta nói rằng Koi, nếu mổ sống, hoặc thậm chí nếu nấu sống, sẽ chẳng bao giờ hoảng loạn, giãy giụa và quật như một con cá khi nhảy lên khỏi mặt nước hoặc trong cát nóng, hình ảnh này cũng được thấy trong văn hóa phương Tây. Cá Koi luôn chịu đựng, chấp nhận ra đi với nhận cách cao đẹp và không hề hoảng sợ. Dù khi đang nằm trên thớt hoặc sắp bị cho vào lò, nó vẫn thế. Điều này gắn liền với đạo lý luân thường của các samurai là lòng dũng cảm, danh dự và cái chết. Cách hành xử này được coi là “nam tính” tại Nhật (điều này mở ra rất nhiều về lòng tự tôn của nam nhi, theo ý kiến của tôi). Vì vậy, Koi là một trong những biểu tượng quan trọng của ngày các bé trai.

  

         Như trên đã nói, ngày Đoan Ngọ được biết ở nhiều nước Á Đông. Nhưng trên thực chất có nhiều tục lệ dẫn xuất rất khác nhau tùy theo địa lý và lịch sử của mỗi quốc gia. Ở Trung Quốc ngày 5 tháng 5 âm lịch là để tưởng nhớ Khuất Nguyên nước Sở cuối thời Chiến Quốc. Ông là người trung tiết nhưng bị gian thần hãm hại nên phải gieo mình tự vẫn trên con sông Mịch La. Dân chúng thương tiếc ông nên làm bánh nếp quấn chỉ ngũ sắc và ném xuống sông để cá không dám đến ăn xác của người trung nghĩa.

  

          Ở xứ ta, trong Năm mùng 5 tháng 5 là ngày vía bà. Chợ Lách - Bến Tre có tổ chức triển lãm bông-hoa. Còn ngoài Bằc xưa kia là ngày giỗ quốc mẫu Âu Cơ. Ngày 5/5 cũng là ngày giết sâu bọ. 

         Trẻ con Nhật có bài hát đồng dao " Sei Kurabe (背くらべ) “ (đo chiều cao) rất hay là:

 

柱のきずは おととしの (Hashira no kizu wa ototoshi no )

Vết (đo) xưa còn trên cột nhà

五月五日の 背くらべ (gogatsu itsuka no Sei-Kurabe)

Năm kia vào ngày 5 tháng 5

粽たべたべ 兄さんが (Chimaki tabe-tabe nii-san ga)

Anh tôi vừa ăn bánh chimaki

計ってくれた 背のたけ (hakatte kureta sei no take)

Đo thân tôi cao chừng ấy

きのうくらべりゃ 何のこと (Kinou kurabe-rya nan no koto)

Sao mà….hôm qua đo lần nữa

やっと羽織の 紐のたけ (yatto haori no himo no take)

Chỉ khác bằng sơi dây khâu**

 

Bạn có thể nghe bài hát tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=VIp4aJtZFZg 

Sưu tầm từ nhiều nguồn

Tin đọc nhiều nhất

Danh sách các trường

Chat Live Facebook