NHẬT NGỮ TAIYOU

NHẬT NGỮ TAIYOU


1. Tiền kim loại ( tiền xu)
  • Tiền kim loại có 6 loại gồm: đồng 1 yên, 5 yên, 10 yên, 50 yên, 100 yên và 500 yên
  • Trên mỗi đồng tiền có in giá trị, niên hiệu cùng năm phát hành đồng tiền
  • Chất lượng của các đồng tiền xu tương đối tốt, có những đồng đã hơn 30 năm tuổi nhưng vẫn còn mới
  • Đồng tiền xu được sử dụng khá rộng rãi trong đời sống hằng ngày. Riêng ở các máy bán hàng tự động chỉ sử dụng được những đồng 10 yên, 50 yên, 100 yên và 500 yên.
  • Bạn nên chuẩn bị tiền lẻ và và tiền xu trước khi sử dụng xe buýt và xe điện nhé vì lái xe cũng sẽ không mang nhiều tiền và cũng sẽ không chấp nhận những mệnh giá tiền quá to đâu

Các đặc điểm mẫu tiền kim loại:
 
                                  Đồng tiền                        Đặc điểm
                   
  Đồng 1 yên                     

Đường kính ngoài: 20mm
Trọng lượng: 1g 
Bề dày: khoảng 1.5mm
Chất liệu: nhôm
 
* Đây là tiền có giá trị rất bé nên thường dùng làm tiền lẻ hoặc tiền trả lại trong siêu thị. Ở Nhật khi đi chùa thường thấy mọi người ném tiền1 yên vào tượng, hòm công đức, hay hồ nước

 
                            
     Đồng 5 yên                    
Đường kính ngoài: 22mm
Đường kính trong: 5mm
Trọng lượng: 3.75g 
Bề dày: khoảng 1.5mm
Chất liệu: đồng thau
 
* Đây là đồng xu may mắn do cách phát âm tiếng Nhật của đồng xu này
Trong tiếng Nhật được đọc là "goen"  五 円 có ý nghĩa là "kết nối tốt", lỗ tròn ở trung tâm đồng tiền theo người Nhật có ý nghĩa " một cái nhìn thông suốt về tương lai.

 
          
        Đồng 10 yên            

Đường kính ngoài: 23.5mm
Trọng lượng: 4.5g 
Bề dày: khoảng 1.5mm
Chất liệu: đồng đỏ
 
* Hầu hết đồng 1 yên, 5 yên và 10 yên không có ý nghĩa gì khi đi mua sắm hàng hóa mà chỉ dùng để trả tiền thừa khi mua hàng. Nên khi mua hàng bạn nên cầm theo những xu lẻ để không phải tích trữ nhiều tiền xu nhỏ được trả lại khi mua hàng nhé

 

Đồng 50 yên 

Đường kính ngoài: 21mm
Đường kính trong: 4mm
Trọng lượng: 4g
Bề dày: khoảng 1.7mm
Chất liệu: đồng bạc
 
* Đồng 50 yên có hình thức gần giống với đồng 5 yên và rất khó bị hoen gỉ

 
                Đồng 100 yên                

Đường kính: 22.6mm
Khối lượng: 4.8g
Bề dày: 1.7mm
Chất liệu: đồng bạc

 
                    Đồng 500 yên                  

Đường kính: 26.5mm
Khối lượng: 7g
Bề dày: 1.8mm
Chất liệu: đồng Niken
 
* Đây là đồng xu có mệnh giá, kích thước lớn nhất trong 6 đồng xu Nhật Bản. Với 500 yên bạn sẽ ya đc rất nhiều thứ trong siêu thị. Ở Nhật có siêu thị 100 yên, trong đó bạn có thể mua được nhiều đồ dùng thiết yếu trong sinh hoạt.

 


2. Tiền giấy
  • Tiền giấy có các mệnh giá 1.000, 5.000 và 10.000 yên được sử dụng rất rộng rãi. Chỉ có 2 loại 2.000 yên là hiếm khi xuất hiện
  • Trên mỗi loại tiền, mặt trước in hình một doanh nhân nổi tiếng gắn liền với sự phát triển của đât nước, mặt sau là những con vật hay danh lam thắng cảnh
  •  Kích thước của các loại tiền giấy chênh lệch nhau không nhiều
Các đặc điểm mẫu tiền giấy
 
  


Tờ 1000 Yên

 
- Mặt trước của tiền là hình ảnh nhà văn Natsume Soseki (1867 ~ 1916)
- Mặt sau là hình núi Phú Sĩ (biểu tượng của Nhật Bản) và hoa Sakura
 



Tờ 2000 Yên

 
- Mặt trước: Hình ảnh cổng thứ 2 của thành Shurei ở Naha, Okinawa
- Mặt sau: Hình ảnh The Bekk Cricket ở chương thứ 38 của cuốn The Table of Genji Scroll và bức chân dung của tác giả câu chuyện đó Murasaki Shikibu
- Trong số 4 loại tiền giấy của Nhật Bản thì đồng 2000 yên xuất hiện rất ít trên thị trường, bởi nó không được sử dụng ở các máy bán hàng tự động. Khi đi tàu điện người Nhật cũng ít khi sử dụng đồng tiền này. Tuy nhiên do được thiết kể hết sức đẹp mắt nên đồng 2000 yên thường được khách du lịch đổi làm kỉ niệm hoặc làm quà khi rời Nhật Bản

 


Tờ 5000 Yen
 
- Mặt trước: Bức chân dung của nhà văn và tiểu thuyết gia thời Minh Trị: Ms Ichiyo Higuchi
- Mặt sau: Cánh đồng "Kakitsubata Flowers
 
 



Tờ 10.000 yên

 
- Mặt trước: là chân dung nhà tư tưởng đồng thời là người sáng lập trường Đại Học Keio: Mr Yukichi Fukuzawa ( Cuối Edo đầu thời Meiji (1935 - 1901)
- Mặt sau: Hình chim Phượng Hoàng (Công Trung Quốc) ở đền thần Byodoin
 

3. Cách gọi các mệnh giá tiền lớn

- Cách gọi của người Nhật:
1.000 Yên = 1 Sen, 10.000 Yên = 1man,  10sen = 1 Man

- Cách gọi của du học sinh thực tập Việt Nam: 
10.000 Yên = 1 Vạn = 1 Man = 1 lá
 Đây là cách gọi của người Việt Nam với mệnh giá 10.000 Yên

Có một chú ý nhỏ, đó là theo cách phát âm tiếng Nhật 10 000 sẽ đọc là “man” vậy nên khi sang Nhật nếu có người nói giá món đồ này là là 1 man, 2 man...như vậy bạn phải hiểu là món đồ đó có giá 10,000 yên và 20,000 yên. Và đây là cách đọc số hàng vạn của người Nhật thôi chứ không phải “man” là một đơn vị tiền tệ đâu nhé.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích ít nhiều cho các thực tập sinh, du học sinh Nhật Bản. Chúc các bạn bắt đầu một cuộc sống mới ở Nhật Bản với nhiều thành công

Tin đọc nhiều nhất

Danh sách các trường

Chat Live Facebook